Indonesia: Nhà sản xuất số 1 Đông Nam Á !

Sản lượng cà phê của Indonesia hiện đang ở mức khoảng 600 nghìn tấn mỗi năm. Quốc gia “Vạn Đảo” không che dấu tham vọng vươn lên để trở thành nhà sản xuất cà phê số 1 ở khu vực Đông Nam Á.

Cảnh nhân công Indonesia thu hoạch cà phê không khác gì công nhân ở các nông trường Việt Nam thời bao cấp. Chỉ khác là nhặt cà còn xanh riêng ra tại chỗ trước khi đưa về…

Bộ trưởng Thương mại Gita Wirjawan cho biết Indonesia có thể trở thành nhà sản xuất cà phê lớn nhất ở Đông Nam Á bởi vì có quỹ đất rộng rãi để phát triển các đồn điền cà phê của mình. “Chính phủ sẽ tiếp tục tăng sản lượng cà phê trong nước để Indonesia trở thành nhà sản xuất cà phê lớn nhất ở Đông Nam Á “, Bộ trưởng Bộ Thương mại cho biết vào hôm thứ Ba ngày 19/3.

Theo ông Gita Wirjawan, sản lượng cà phê mỗi năm của Indonesia vào khoảng 600 nghìn tấn. Mục tiêu đặt ra là phải gia tăng sản lượng lên để Indonesia trở thành số 1 trong những quốc gia sản xuất cà phê ở khu vực Đông Nam Á. “Để trở thành  nhà sản xuất số 1, sản lượng của vùng cao lẫn vùng thấp đều phải được tăng lên. Cần phải truyền cảm hứng cho người nông dân để nâng cao tinh thần và năng lực sản xuất của họ “. Bộ trưởng cho rằng một trong những yếu tố có thể nâng cao năng lực sản xuất là quỹ đất rộng rãi ở Indonesia. “Ngoài việc sử dụng đất, Indonesia cũng nên chuẩn bị công nghệ phù hợp”. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho biết, tất cả điều này cần có sự kết hợp chặt chẽ của các ban ngành liên quan. Với sự nỗ lực và quyết tâm cao các mục tiêu trên đều có thể đạt được.

Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Indonesia (GAEKI), ông Hutama Sugandhi, cho biết năm trong mười giống cà phê tốt nhất của thế giới được tìm thấy ở Indonesia, trong đó có giống cà phê Java và cà phê Toraja mà chất lượng hiện nay đã nổi tiếng hàng đầu.

Ông cho rằng năng suất cà phê của Indonesia vẫn còn thấp, bình quân chỉ đạt khoảng 700 – 800 kg/ha trên tổng diện tích cà phê của cả nước khoảng 1,1 triệu ha. “Năng suất của Indonesia còn rất thấp so với Việt Nam tuy chỉ có diện tích trồng khoảng 550 nghìn ha, nhưng năng suất có thể đạt 3 tấn/ha”.

Theo GAEKI, nguyên nhân chủ yếu là do nông dân sản xuất trên diện tích nhỏ, thiếu vốn đầu tư và thiếu cả sự chú ý của chính phủ. “Chính phủ dành sự quan tâm nhiều cho nông dân trồng cây cọ dầu hơn so với người nông dân trồng cà phê”.

Theo Tin tức Antara/Jakarta 

Các bài khác » Nhiều hơn

Gửi ý kiến