Giới thiệu công nghệ đánh bóng cà phê (Coffee Polisher)

Nhằm mục đích loại bỏ hầu hết các tạp chất, chất dơ bẩn dính vào lớp ngoài (vỏ lụa) của hạt cà phê, tăng khả năng chấp nhận trong quá trình thử nếm đối với người mua cũng như tạo sự bóng bắt mắt đối với hạt cà phê, cách đây từ rất lâu, những nhà xuất khẩu Việt Nam đã xuất đi loại cà phê đánh bóng.

Nhằm mục đích loại bỏ hầu hết các tạp chất, chất dơ bẩn dính vào lớp ngoài (vỏ lụa) của hạt cà phê, tăng khả năng chấp nhận trong quá trình thử nếm đối với người mua cũng như tạo sự bóng bắt mắt đối với hạt cà phê, cách đây từ rất lâu, những nhà xuất khẩu Việt Nam đã xuất đi loại cà phê đánh bóng (Polished Coffee) .

Máy đánh bóng và làm nguội hoạt động trong một nhà máy

Máy đánh bóng và làm nguội hoạt động trong một nhà máy

Cho dù được thiết kế như thế nào thì nguyên lý đánh bóng hạt cà phê từ trước đến nay vẫn chưa hề thay đổi, đó là làm cho những hạt cà phê cọ xát với cấu trúc tổ ong bên trong máy, với bảng dao bằng thép gắn hai bên. Trong suốt quá trình xoay tròn và chạy từ đầu nạp vào cho đến đầu ra, cà phê phải cọ xát vào những thiết bị sắt thép này làm tróc đi lớp vỏ lụa đồng thời sự cọ xát cũng làm cà phê bóng lên.

Sự cọ xát cưỡng bức theo cách này khiến cho tỷ lệ cà phê bị vỡ tăng lên khá cao sau đánh bóng cho nên những máy đánh bóng theo phương pháp khô này dần dần bị loại bỏ, nhất là khi khách mua yêu cầu độ đánh bóng phải đạt trên 90%, phải đánh bóng hai lần mới đạt đến mức này và tất nhiên là tỷ lệ vỡ (khoảng 4-5%) tăng lên khiến cho độ hao hụt cũng tăng lên theo (khoảng 2-3%).

Trên thế giới sau đó cũng đã có những nhà sản xuất phát triển máy đánh bóng ướt giải quyết thỏa đáng các nhược điểm nêu trên tuy nhiên lại phát sinh các vấn đề mới đó là vì công nghệ này phải cho cà phê “tắm” với nước trước để dàng tróc lớp vỏ lụa ra, sau đó mới đánh bóng cho nên lượng nước thải ra môi trường khiến cho các nhà sản xuất phải đối mặt với các cơ quan bảo vệ môi trường và nhân dân sống quanh vùng than phiền, đó là chưa nói phải bỏ ra một năng lượng và nhiên liệu khá lớn để sấy lại cà phê đã tắm nước.

Một dòng máy khác theo công nghệ của Đức phát triển đồng thời với máy đánh bóng ướt (wet coffee polisher) nhưng sử dụng công nghệ phun sương trước khi đưa vào đánh bóng có vẻ như là đã giải quyết được những điểm nhược của hai dòng vừa kể, tuy nhiên với cách làm khá đơn giản là cho cà phê vào một cái thùng sau đó hệ thống tự động phun sương sẽ hoạt động và cà phê được quậy tròn mãi trong khoảng 1 tiếng đồng hồ trong một thùng lưới, cà phê cọ xát vào nhau, và cọ vào những cánh quậy cũng làm cho bóng lên, nhưng cách này cũng có một điểm nhược đó là tốn năng lượng khá lớn nhưng năng suất thì chỉ khoảng 500kg/giờ với độ hao hụt khoảng 2% và vỡ tăng thêm khoảng 2,5%. Nhìn vào thùng bụi bị thải ra, chúng ta có thể thấy rất nhiều cà phê vỡ mẻ nhỏ lẫn vào trong đó.

Bên cạnh đó phải kể đến những cố gắng của nhiều nhà công nghệ chế tạo thiết bị máy cà phê trong nước đã ứng dụng những tiến bộ trong những ngành khác vào công nghệ đánh bóng cà phê như máy đánh bóng sử dụng cước sắt kết hợp phun sương trước khi đánh bóng, nhưng tỷ lệ vỡ cũng quá cao và năng lượng sử dụng quá lớn, khoảng 100kw cho công suất khoảng 800kg/h và thường xuyên phải thay cước đánh.

Một sự cố gắng nhằm có thể tạo ra được một dòng máy làm sao khắc phục được tất cả những khuyết điểm kể trên nhiều khi tưởng chừng như đã bỏ cuộc, nhưng với sự kiên trì cũng như kết hợp với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành chế biến cà phê, sau 3 năm thử nghiệm và cải tiến từ năm 2002 đến 2005 đến nay chúng tôi tự hào đã thành công và mang đến cho những nhà chế biến cà phê Việt Nam cũng như một số Công ty của nước ngoài có nhà máy tại Việt Nam góp phần vào một loại cà phê có chất lượng cao đến với nhiều nước khách hàng khó tính trên thế giới.

Hạt cà phê sau khi đánh bóng và đang được làm nguội

Hạt cà phê sau khi đánh bóng và đang được làm nguội

Máy sử dụng bơm cao áp vừa phun sương vừa đánh bóng liên tục, theo nguyên lý thúc đẩy các hạt cà phê tự cọ xát vào nhau để làm bóng, không tổ ong hay dao gắn bên trong máy, không nước thải, không sấy lại và đặc biệt là tỷ lệ hao hụt cực thấp chì ở mức 1,1-1,2% thoát ra trong thùng chứa bụi và vỏ lụa, tỷ lệ vỡ gia tăng sau đánh bóng chỉ ở mức 0,2-0,4%, điện tiêu thụ tổng cộng ở mức 30kw/h năng suất máy đạt 750kg-800kg/giờ. Cùng với máy làm nguội tức thời cho nên không làm cho cà phê đổi màu hay bị bạc đi sau một thời gian dài lưu kho.

Máy được điều khiển bằng màn hình cảm ứng (Touch Screen) và hệ thống PLC điều khiển tự động quy trình khởi động và dừng máy rất dễ dàng vận hành đối với công nhân.

Nhân đây chúng tôi cũng xin ngỏ lời cảm ơn đến các Công ty (theo trình tự thời gian mua máy) Hoa Trang Pleiku, Ned Coffee Hòa Lan KCN Tân An Daklak, Hương Bản KCN Lộc Sơn Bảo Lộc Lâm đồng, Minh Nhật KCN Tân an Daklak, Intimex KCN Mỹ Phước Bình Dương, Olam Di Linh Lâm Đồng, Đại Thành Phát Pleiku, Tập đoàn Thái Hòa Buôn Ma Thuột, Intimex Daklak KCN Tân An, Olam – Indonesia, Công ty Loan Bang Pleiku… đã tin tưởng và sử dụng công nghệ mới của chúng tôi.

Các bài khác » Nhiều hơn

Gửi ý kiến